Sign In

Pháp luật không chỉ kiểm soát, mà còn kiến tạo thị trường lành mạnh

17:01 24/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Cuộc họp giữa Quốc hội, bộ ngành và hiệp hội cho thấy nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch, cân bằng giữa kiểm soát và trao quyền doanh nghiệp.

Chiều 24/4, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, chủ trì cuộc họp với đại diện các hiệp hội ngành hàng, chuyên gia, doanh nghiệp... trao đổi, thảo luận về các quy định liên quan đến công bố hợp chuẩn, hợp quy và phân nhóm sản phẩm hàng hóa, những yếu tố đang ngày càng tác động sâu rộng đến sản xuất, tiêu dùng và môi trường kinh doanh.

Trước đó, nhiều ý kiến đa chiều đã được đưa ra qua các cuộc họp, văn bản, diễn đàn. Tinh thần cầu thị, lắng nghe và đồng hành là mẫu số chung xuyên suốt quá trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp trao đổi, thảo luận về các quy định liên quan đến công bố hợp chuẩn, hợp quy và phân nhóm sản phẩm hàng hóa, những yếu tố đang ngày càng tác động sâu rộng đến sản xuất, tiêu dùng và môi trường kinh doanh. Ảnh: Khương Trung.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp trao đổi, thảo luận về các quy định liên quan đến công bố hợp chuẩn, hợp quy và phân nhóm sản phẩm hàng hóa, những yếu tố đang ngày càng tác động sâu rộng đến sản xuất, tiêu dùng và môi trường kinh doanh. Ảnh: Khương Trung.

Tư duy mới cho thời đại mới

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Chúng ta không chỉ ngồi lại để trao đổi những điểm còn khác biệt, mà là cùng nhau kiến tạo những giá trị mới cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng và cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.”

Theo ông Lê Minh Hoan, các luật như Luật Tiêu Chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa không chỉ là công cụ pháp lý, mà cần trở thành nền tảng cho một thị trường lành mạnh, cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giữ gìn môi trường.

Do đó, ông đề các hiệp hội, doanh nghiệp nên luôn thống nhất, đồng thuận với nhau về mục tiêu chung và quan trọng nhất, đó là: Bảo đảm chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, sự an tâm của xã hội; Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp, chi phí xã hội, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

Ông đặt ra bài toán thách thức mà cũng là yêu cầu cấp thiết: “Làm sao tìm được điểm cân bằng giữa quản lý chặt chẽ và trao quyền theo hướng thông thoáng, dựa trên sự tự giác, cam kết chất lượng từ phía doanh nghiệp? Làm sao đảm bảo kiểm soát hiệu quả mà không tạo thêm gánh nặng về chi phí và thời gian?”

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu lớn ngày càng phát triển, ông Hoan cho rằng, cần có cách tiếp cận mới trong tư duy kiểm soát chất lượng. Một hệ thống phân loại rủi ro dựa trên dữ liệu quá khứ là giải pháp khả thi, nhóm sản phẩm rủi ro cao cần giám sát chặt, trong khi nhóm rủi ro thấp có thể áp dụng hậu kiểm, truy xuất nguồn gốc qua nền tảng số.

“Quy định không phải là rào cản, mà là giá đỡ cho thượng hiệu”

Với đề xuất được quan tâm là việc “trao quyền có điều kiện” cho các hiệp hội ngành hàng và tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Theo đó, những đơn vị có hiểu biết sâu sắc, có trách nhiệm và uy tín trong ngành có thể tham gia cung ứng dịch vụ công một cách minh bạch, hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng có lo ngại về tính khả thi khi hệ thống hiệp hội tại Việt Nam còn chưa đồng đều về năng lực. Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng câu trả lời tốt nhất nên đến từ chính các hiệp hội, doanh nghiệp, là những người trong cuộc. “Cá nhân tôi luôn tin tưởng vào sự trưởng thành và chuyên nghiệp hóa của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam,” ông nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Quy chuẩn, tiêu chuẩn không phải để làm khó doanh nghiệp, mà là thước đo giúp họ tự xây dựng và gìn giữ uy tín. Một thương hiệu mạnh trong tương lai không chỉ đến từ giá cả hay tiếp thị, mà còn ở khả năng kiểm soát chất lượng và thể hiện trách nhiệm với xã hội – bộ tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) là minh chứng rõ ràng.

“Cộng đồng doanh nghiệp cần một ‘sân chơi’ với ‘luật chơi’ minh bạch, thuận lợi, nhưng không đồng nghĩa với việc buông lỏng kiểm soát,” ông Hoan khẳng định. “Nếu quy định được thiết kế thông minh, chúng sẽ trở thành giá đỡ vững chắc cho sự phát triển.”

Phó Chủ tịch gửi gắm một thông điệp sâu sắc: “Khi tranh luận vẫn còn khác biệt, hãy thử đổi vai cho nhau. Khi ta hiểu được khó khăn của người đối diện, thấu cảm sẽ dẫn đường cho đồng thuận.”

Tinh thần đồng kiến tạo, minh bạch, công bằng, trách nhiệm, sẽ là kim chỉ nam để xây dựng hệ thống pháp lý đủ mạnh để kiểm soát rủi ro, nhưng cũng đủ mở để kiến tạo tương lai.

Khương Trung

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước

Đây không chỉ là một thắng lợi quân sự mang tầm vóc vĩ đại, mà còn là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh: Đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh: Đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng Việt Nam

Tròn nửa thế kỷ đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn là đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng Việt Nam, ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam những trang vàng chói lọi nhất.
Sơ duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sơ duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lễ Sơ duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành có 38 khối của lực lượng vũ trang (quân đội, lực lượng dân quân 25 khối, lực lượng công an 13 khối), 12 khối diễu hành đại diện cho tổ chức quần chúng.