Sign In

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP

00:00 15/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

NAFIQPM nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào quản lý an toàn thực phẩm và sản xuất, kinh doanh để có cơ sở dữ liệu công khai, minh bạch.

ục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) vừa làm việc với đại diện các cơ quan quản lý, các hiệp hội ngành hàng và một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý nhằm góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP về quy định thi hành Luật An toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của NAFIQPM, nội dung góp ý tập trung vào 4 nhóm vấn đề, gồm tự công bố sản phẩm, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, và một số nội dung khác.

Cụ thể, gồm: đề nghị bổ sung điều, khoản về chuyển mục đích sử dụng đối với nguyên liệu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa, đề nghị bổ sung thẩm quyền, điều kiện để giao đơn vị kiểm tra nhà nước thực phẩm nhập khẩu đối với đơn vị sự nghiệp thuộc các bộ, ngành, địa phương,...

Tại cuộc họp, đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đều cơ bản đồng tình với các nhóm vấn đề tập trung góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP mà NAFIQPM đã nêu.

Quang cảnh phiên họp giữa NAFIQPM với các hội, hiệp hội. Ảnh: Bảo Thắng.

Các hội, hiệp hội cũng nêu ra một số hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi Nghị định 15/2018/NĐ-CP trong thời gian qua, như công tác phối hợp, phân công quản lý giữa các bộ ngành, phương thức quản lý an toàn thực phẩm, hồ sơ, thủ tục tự công bố, kiểm soát truy xuất nguồn gốc.

Tổng hợp các ý kiến đưa ra tại buổi làm việc, Cục trưởng NAFIQPM Ngô Hồng Phong ghi nhận các ý kiến góp ý từ thực tiền hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển tới Ban soạn thảo, đồng thời nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý an toàn thực phẩm và sản xuất, kinh doanh để có cơ sở dữ liệu công khai, minh bạch về thực phẩm.

Hiện Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Nội dung sửa đổi được chia làm 4 nhóm chính, liên quan đến cải cách thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương; tăng cường hậu kiểm để kiểm soát, nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm và kiểm soát tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm cùng với tính năng, công dụng; thay đổi sản phẩm sau công bố sản phẩm.

Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất nhóm giải pháp thực hiện đề nghị của các bộ, ngành trong đó có Thanh tra Chính phủ tại Kết luận Thanh tra số 2555/KL-TTCP ngày 6/12/2024.

Tại báo cáo tổng kết thực hiện Nghị định số 15 sau gần 7 năm triển khai, Bộ Y tế nêu một số bất cập như: cơ sở thường gặp khó khăn vì không quy đổi ra được sản lượng của loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống để so sánh với sản lượng của loại hình sản xuất thực phẩm, căn cứ Khoản 10 Điều 36 của Nghị định.

Bên cạnh đó, công tác quản lý thực phẩm tại cấp huyện gặp khó khăn khi nguồn nhân lực mỏng, chủ yếu kiêm nhiệm. Việc phân công trách nhiệm quản lý về các nhóm sản phẩm giữa các bộ liên quan như Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường chưa phân cấp cụ thể tới địa phương.

Bảo Thắng

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Na Uy kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu cá hồi vào Việt Nam

Na Uy kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu cá hồi vào Việt Nam

‘Việt Nam là thị trường tiềm năng mà chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung phát triển trong tương lai’, bà Åshild Nakken - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của NSC nói.
Câu chuyện lúa gạo

Câu chuyện lúa gạo

Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.
Giải pháp trọng tâm phát triển thị trường lúa gạo trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Giải pháp trọng tâm phát triển thị trường lúa gạo trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 11/3/2025 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo; phòng chống hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.